Công tác thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán được quy định rõ tại điều Điều 83 – Luật xây dựng số 50/2014/QH13 với các nội dung công việc như sau:

1. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với thiết kế xây dựng bước trước:

a) Thiết kế kỹ thuật so với thiết kế cơ sở;

b) Thiết kế bản vẽ thi công so với thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước, so với thiết kế cơ sở trong trường hợp thiết kế hai bước hoặc so với nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp thiết kế một bước.

2. Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình.

3. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình.

4. Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận.

5. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ.

6. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.

7. Sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình; xác định giá trị dự toán công trình.

8. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng.

CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU

Đại sứ quán Việt Nam tại Seoul, Hàn Quốc

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Ciputra Hà Nội

Tư vấn Thẩm tra Bệnh viện Nhi – BVĐK Thanh Hóa

Dự án tòa nhà đa năng Đức Phương

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ – KHU Y TẾ CÔNG NGHỆ CAO HOA LÂM